Nhật Bản là một quốc gia có văn hóa đặc sắc, đa dạng, đan xen giữa truyền thống và hiện đại. Sự kết hợp hài hòa giữa 2 yếu tố truyền thống và hiện đại đã tạo nên một nền văn hóa Nhật Bản vô cùng hấp dẫn trong mắt du khách.
Văn hóa Nhật Bản và Những điều đặc sắc hấp dẫn
Văn hóa Nhật Bản luôn xoay quanh
nhiều yếu tố: con người, tôn giáo, thể thao, ẩm thực, truyện tranh, kịch,
Geisha,...
Văn hóa ứng xử và giao tiếp:
Đây là một nét văn hóa đặc trưng
và rất được người Nhật chú trọng:
+ Lịch sự và tử tế: đôi khi còn trở lên ‘khách sáo’, tuy nhiên đấy là
văn hóa của người Nhật, bạn hãy tôn trọng nó nhé!
+ Lòng hiếu khách: Triết lý này bắt nguồn từ trà đạo Nhật Bản, còn được
gọi là sado hoặc chanoyu, rất chú trọng đến sự tinh ý trong giao tiếp và phục vụ
khách hàng.
+ Đúng giờ: Người Nhật yêu cầu rất cao về điều này, với họ đây là cách
thể hiện sự tôn trọng với đối phương.
+ Đề cao tính tập thể: Người Nhật rất đề cao tinh thần tập thể và họ
cũng rất thích làm việc theo nhóm. Các thành viên không ngần ngại hỗ trợ và chia
sẻ kiến thức cho nhau để hoàn thành mục tiêu công việc chung.
+ Xin lỗi: Ở Nhật Bản, có nhiều từ thể hiện mức độ xin lỗi khác nhau tùy
thuộc vào sự nghiêm trọng của tình huống.
+ Tặng quà là một nét văn hóa Nhật Bản phổ biến. Những món quà dù nhỏ cũng
được gói lại rất kỳ công và cẩn thận. Khi nhận được quá, người nhận sẽ không mở
quà ngay, nếu muốn mở sẽ hỏi ý kiến của người tặng.
+ Đừng làm phiền người khác: Người Nhật sẽ rất khó chịu nếu bị làm phiền.
Nên bạn hãy nói nhỏ nhẹ khi giao tiếp ở nơi công cộng nhé! Ở nhà riêng hay
phòng trọ điều này cũng được chú ý, đặc biệt không làm ồn sau 10 giờ tối.
+ Khiêm tốn: Sự khiêm tốn được người Nhật đánh giá cao.
+ Tôn trọng tên của mọi người: Người Nhật không sử dụng tên riêng để gọi
nhau mà sẽ gọi theo cách: sử dụng hậu tố kính ngữ (-san) sau họ của đối phương
để gọi. Đối với bạn thân hoặc đồng nghiệp thân thiết, khi gọi sẽ thêm hậu tố
-kun (với trai) và -chan (với gái) để trò chuyện.
+ Đừng xức nước hoa quá nồng:
+ Giữ khoảng cách: Có thể bạn đã nhìn thấy rất nhiều lần trong văn hóa
chào hỏi của người Nhật, họ sẽ gập người khi chào (30 độ hoặc 45 độ) tùy vào mức
độ tôn trọng với người đối diện.
,…
Văn hóa Nhật Bản trong Tôn giáo và Tín ngưỡng
Tôn giáo ở Nhật Bản là sự kết hợp
giữa Thần đạo và Phật giáo. Với người Nhật, Tôn giáo như một quy tắc đạo đức, một
cách sống.
Với người Nhật, tôn giáo còn là sự
riêng tư, hiếm khi được đưa ra thảo luận trong cuộc sống, và phần lớn người Nhật
không thờ cúng thường xuyên hoặc tự nhận mình là người theo đạo.
Ở Nhật có các nghi lễ tôn giáo
khi sinh, kết hôn và qua đời và rất nhiều lễ hội tâm linh trong năm: lễ hội
Gion, ngày lễ bé gái, ngày lễ trưởng thành, lễ hội mùa hè,...
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Người Nhật Bản rất đam mê ẩm thực.
Nhiều người Nhật Bản đi du lịch nước ngoài thường lấy ẩm thực làm động lực
chính. Chỉ cần những câu chuyện xoay quanh về ẩm thực thì họ sẽ không có điểm dừng
và còn vô cùng phấn khích.
Ở Nhật, bạn có thể bật TV lên hầu như bất cứ lúc nào
trong ngày và gần như chắc chắn đều sẽ tìm thấy chuyên mục ẩm thực, không cần
canh giờ.
Những đặc sản địa phương cũng được
các thị trấn và thành phố ở Nhật Bản chú trọng để đem đến những món ngon đặc
trưng.
Song song với niềm đam mê ăn uống
này thì những yêu cầu về nguyên liệu, thực phẩm cũng được người Nhật yêu cầu
cao. Ngay cả những món ăn đơn giản cũng được chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi được
chế biến. Các thực phẩm chính được ưa chuộng ở Nhật là: cơm, thịt, cá, rau củ. Trong
đó, rau củ đắt hơn thịt rất nhiều.
Văn hóa Trà đạo Nhật Bản
Trà đạo là một đặc trưng trong
văn hóa của người Nhật Bản, hay cũng có thể được ví như một môn nghệ thuật đòi
hỏi những quy tắc, cách cư xử và nghi thức riêng với một loạt bước cụ thể được
chủ nhà và khách tuân thủ nghiêm ngặt.
Trà đạo Nhật Bản có các quy tắc
trong khâu chuẩn bị, kiến trúc của trà thất, thậm chí cả cảnh quan sân vườn.
Một số nguyên tắc là không đến trễ, Mang tất sạch, Giữ yên lặng là những quy
chuẩn khắt khe.
Văn hóa ăn uống của người Nhật
+ Tư thế ngồi ăn uống của người Nhật: Người Nhật sử dụng bàn ăn loại thấp,
xung quanh được đặt các tấm nệm ngồi tùy thuộc vào số lượng người ăn. Người ăn
sẽ ngồi khoanh chân trên nệm và thưởng thức đồ ăn – đây là kiểu ngồi ăn uống
truyền thống của người Nhật. Trong các sự kiện ăn uống truyền thống trang trọng,
người ngồi sẽ ngồi kiểu bó gối.
Một số trường hợp nếu ngồi thoải
mái chút sẽ ngồi bắt chèo chân với Nam giới và xếp chân sang 1 bên với nữ giới.
Không bao giờ được duỗi chân hay dạng chân ra, như vậy rất thất lễ.
+ Sắp xếp chỗ ngồi trên bàn ăn: Người quan trọng nhất, có chức vị cao nhất
trong bàn ăn sẽ được sắp xếp vị trí ngồi giữa, người quan trọng thứ 2 ngồi kế
bên. Chủ nhà ngồi ở giữa bàn ở một bên, và vị khách danh dự ngồi phía đối diện
với chủ nhà. Vị khách này sẽ ngồi ở phía bàn xa cửa nhất.
+ Văn hóa thưởng thức đồ ăn: Ngoại trừ sushi thì những đồ ăn khác cần
đưa vào bát trước khi đưa lên miệng.
+ Không gác đũa lên bát mà bên cạnh bát ăn sẽ có 1 dụng cụ gác đũa
chuyên dụng.
+ Rót rượu cho người khác trước: Người Nhật cũng thường có văn hóa rót đồ
uống cho nhau. Bạn bè hoặc chủ nhà sẽ rút rượu cho bạn trước rồi sau đó bạn rót
lại cho họ. Chén được rót đầy.
Khi rót đồ uống cho người khác,
hãy đỡ chai bằng cả hai tay. Khi được rót, bạn hãy cầm ly bằng 2 tay. Điều này
để thể hiện sự trân trọng.
+ Đừng từ chối thức ăn: Trong văn hóa Nhật Bản khi bạn được lấy cho đồ
ăn thì đừng từ chối nó nhé. Bạn hãy cứ nhận ngay cả khi không ăn.
,…
Bên trên là một số văn hóa Nhật Bản đặc sắc, có thể rất hữu ích cho chuyến đi du lịch Nhật Bản tự túc của bạn đấy. Hãy tham
khảo để có 1 chuyến đi đến xứ sở mặt trời mọc lý tưởng nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét